Sử dụng Auld Lang Syne

Năm mới

"Auld Lang Syne" được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh.[17][18]

Trong lễ Hogmanay ở Scotland, thường tục lệ thông thường là mỗi người nắm tay người bên cạnh tạo thành một vòng tròn lớn xung quanh sàn nhảy. Vào lúc bắt đầu của đoạn cuối cùng, tất cả mọi người đan chéo hai cánh tay của họ trên ngực, do đó tay phải sẽ chạm vào tay trái người bên cạnh và ngược lại.[19][20] Khi giai điệu kết thúc, tất cả mọi người tiến đến giữa, trong khi vẫn nắm tay nhau. Khi vòng tròn được tái lập, mọi người chui xuống dưới các cánh tay để kết thúc khi đang giáp mặt nhau ra phía ngoài với hai bàn tay vẫn nắm.

Ở một số quốc gia khác Scotland, hai cánh tay thường đan chéo nhau từ lúc bắt đầu bài hát hơn là giống với phong tục Scotland. Việc thực hiện phong tục Scotland đã được chứng minh bởi Nữ hoàng tại lễ kỉ niệm ở Millennium Dome năm 2000. Báo chí Anh chỉ trích bà đã thực hiện không "đúng cách" khi đan chéo tay, mà không biết rằng bà đang đi theo đúng truyền thống của Scotland.[21][22]

Ngoài năm mới

Cũng giống như trong tổ chức năm mới, "Auld Lang Syne" được sử dụng rộng rãi để thể hiện sự "kết thúc/khởi đầu mới" - gồm có sự chia tay, đám tang (và những buổi tưởng niệm người đã khuất)[23], lễ tốt nghiệp, kết thúc một bữa tiệc, cuộc bầu cử của một chính phủ mới, lần hạ cờ Union Jack cuối cùng dành cho một thuộc địa của Anh giành được độc lập, hay kể cả sự đóng cửa của một cửa hàng. Giai điệu cũng được sử dụng với nhiều lời khác nhau, đặc biệt là thánh ca (hymn), các bài hát về thể thao và thậm chí cả quốc ca. Ở Scotland và các vùng ở Vương quốc Anh, nó được hát trong các lễ tưởng niệm Robert Burns. Danh sách sử dụng cụ thể sau đây có thể chưa đầy đủ và bao quát.

Ở các nước nói tiếng Anh

Ở các nước không nói tiếng Anh

Auld Lang Syne đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và ca khúc được hát rộng rãi trên khắp thế giới. Gam ngũ cung của bài hát phù hợp với gam nhạc sử dụng tại Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác, trong đó đã tạo điều kiện "quốc hữu hóa" của nó ở phương Đông. Các ví dụ cụ thể sau đây chủ yếu là chi tiết những điều đặc biệt hoặc bất thường về việc sử dụng bài hát này trong một quốc gia cụ thể.

  • Thái Lan, bài hát "Samakkhi Chumnum" ("สามัคคีชุมนุม", "Cùng trong sự hiệp nhất"), với giai điệu tương tự, được hát sau các trận thể thao và thời điểm kết thúc các trại họp bạn Thiếu sinh Hướng đạo cũng như đón năm mới. Bài hát nói về nhà vua và đoàn kết dân tộc. Ở đây, bài hát được tin là một bài hát cổ truyền Thái Lan.
  • Ba Lan, bài "Braterski krąg" có giai điệu tương tự. Nó được hát truyền thống bởi các thành viên của phong trào hướng đạo Ba Lan (Związek Harcerstwa Polskiego) trong các buổi họp mặt.
  • Quân đội Pakistan, người ta chơi ca khúc này trong lúc diễu hành kết nạp; và ở Pakistan nói chung, bài hát (hoặc chỉ giai điệu của nó) được ngân lên trong các sự kiện chia tay.
  • Bangladesh và các phần của khu vực Bengal thuộc Ấn Độ, giai điệu là nguồn cảm hứng trực tiếp của các bài hát Bengal nổi tiếng[25][26] "Purano shei diner kotha", sáng tác bởi thi hào đoạt giải Nobel Rabindranath Tagore,[27] và có mặt một trong những âm điệu dễ nhận ra trong Rabindra Sangeet (Khúc ca Rabindra), một bộ tác phẩm gồm 2.230 bài hát và bài thơ trữ tình mà tạo thành xương sống của âm nhạc Bengal.
  • 蛍の光 ("Hotaru no Hikari"), phiên bản tiếng Nhật của "Auld Lang Syne". 1:00 Ở Nhật Bản, mặc dù bài hát gốc không được biết đến, mọi người thường kết hợp giai điệu của bài hát với lời của bài hát Nhật dành cho học sinh "Hotaru no hikari" ("Đèn đom đóm"). Lời ca đã nhắc đến một loạt hình ảnh về những sự khó khăn mà những học sinh chăm chỉ phải trải qua trên con đường đầy chông gai để có được tri thức, bắt đầu với ánh đèn đom đóm mà các học sinh xưa từng dùng để học khi họ không có nguồn sáng nào khác. Bài hát thường được nghe trong buổi lễ tốt nghiệp và vào cuối ngày học. Bài hát cũng được dùng làm nhạc tại nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ khác nhau, như cửa hàng tiện lợi, quầy bar và tiệm ăn ở Nhật, nhằm báo hiệu cho khách hàng biết đã gần tới giờ đóng cửa. Đài truyền hình quốc gia NHK cũng chơi nó trong phần cuối của chương trình chào năm mới Kōhaku Uta Gassen và trong suốt những ngày Tết.
  • Từ 1918 đến 1943, Quốc ca Triều Tiên ("Aegukga") đã được hát với giai điệu của bài hát này ở cả Nam và Bắc Triều Tiên, cho đến khi tổng thống Lý Thừa Vãn ủy nhiệm nhạc sĩ Ahn Eak-tai (An Ích Thái) sáng tác một giai điệu mới cho Quốc ca Hàn Quốc trên lời ca gốc vào năm 1948, và đây là quốc ca hiện tại của Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, bài hát này được biết đến với tên gọi Jakpyeol (작별 / Lời giã biệt) hoặc (ít gặp hơn) như Seokbyeol I Jeong (석별의 정 / Tình cảm Giã biệt). Cũng giống như ở Nhật Bản và Đài Loan, "Auld Lang Syne" được dùng ở Hàn Quốc như một bài ca tốt nghiệp và một bài hát chia tay đến bạn bè hoặc trong đám tang.
  • Trước năm 1972, giai điệu bài hát là nhạc của Gaumii salaam, Quốc ca Maldives (với ca từ hiện tại).
  • Đan Mạch, bài hát được dịch năm 1927 bởi nhà thơ nổi tiếng của Đan Mạch Jeppe Aakjær. Giống với cách Robert Burns dùng phương ngữ, Aakjær dịch bài hát sang tiếng Đan Mạch thổ ngữ, một phương ngữ ở phía bắc của nam Jutland, nam Limfjord, khó hiểu với đa số người Đan Mạch. Bài hát "Skuld gammel venskab rejn forgo" (tiếng Anh: "Should old acquaintance be forgotten" —), là một phần không thể tách rời của Højskole Đan Mạch truyền thống, và thường liên kết với nhiều vùng nông thôn. Ngoài ra, nhóm nhạc rock Đan Mạch trước đây, Gasolin, đã hiện đại hóa giai điệu vào năm 1974 với ca khúc pop ballad của họ "Stakkels Jim" ("Jim tội nghiệp").
  • Hà Lan, giai điệu này được biết đến nhiều nhất với bài hát cổ vũ bóng đá Hà Lan "Wij houden van Oranje" (We love Orange) biểu diễn bởi André Hazes.
  • Zimbabwe, "Famba zvinyoronyoro, tichasanganiswa muroa ra Jesu" với giai điệu "Auld Lang Syne" được hát bằng tiếng Shona như một bài hát chia tay hoặc tang lễ.
  • Chile, giai điệu được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt trong Giáo hội Công giáo Rôma. Giai điệu này có tên "Canción del adiós" ("Bài hát chia tay").
  • Hy Lạp, bài hát rất thông dụng và dịch bởi Tổ chức hướng đạo Hy Lạp với cái tên "Τραγούδι Αποχωρισμού" ("Bài hát chia tay") và nó là một phần của lễ bế mạc của chuyến đi cắm trại hướng đạo (lời bài hát).
  • Đài Loan, Auld Lang Syne được hát trong lễ tốt nghiệp và cả trong tang lễ.[28][29]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Auld Lang Syne http://allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&token=&sql=17... http://www.allmusic.com/album/bengali-traditional-... http://www.americanmusicpreservation.com/Songofthe... http://www.beatsuite.com/itemdetails/3588 http://www.economist.com/blogs/blighty/2014/09/sco... http://www.electricscotland.com/history/articles/l... http://www.ezfolk.com/banjo/tab/xmas/auld-m/auld-m... http://www.hymntime.com/tch/htm/h/a/i/hailsdtb.htm http://www.topsongs.ismywebsite.com/?p=3620 http://musicjagat.com/category/bengali-mp3-songs/b...